• Chào mừng bạn đến với diễn đàn Lục Ngạn ngày nay
    Bạn có thể tạo các chủ đề hữu ích và thảo luận tự do (văn minh, lịch sự)

Top 4 điều bạn nên biết về lễ cúng ông công ông táo

Trang Trip

Moderator
Lễ cúng ông Công ông táo là một nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam. Lễ cúng ông Công ông Táo vào thời điểm nào? Mâm lễ gồm những gì? Văn khấn ông Công, ông Táo rao sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé ! Dưới đây là top 4
điều bạn cần biết về lễ cúng ông Công ông táo

1.cúng ông công ông táo vào thời điểm nào?
những điều cần biết về lễ cúng ông công ông táo.jpg
2.Mâm cúng ông công ông táo gồm những gì
mâm cỗ cúng ông công ông táo gồm những gì .jpg
Ý nghĩa Lễ cúng: Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo việc làm tốt và chưa tốt của con người trong 1 năm. Vì vậy để Cầu cho năm tới an lành, nhiều phước lộc dân gian ta hay có lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng chạp tiễn ông về trời.
Bộ đầy đủ gồm: 3 áo, 3 mũ, 3 giầy, 3 cá chép giấy
Cá chép giấy hoặc Cá chép thật để thả sông với ngụ ý cá chép hóa rồng.

Mâm lễ vật cúng ông Công, ông Táo tuỳ theo mỗ gia đình sẽ được chuẩn bị khác nhau và còn phụ thuộc vào văn hóa của từng vùng miền.
Ngoài các lễ vật chính kể trên, các gia đình còn chuẩn bị mâm lễ mặn hoặc lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.
Một mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thông thường gồm:
1 đĩa gạo; 1 đĩa muối; 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng
1 bát canh mọc hoặc canh măng; 1 đĩa xào thập cẩm
1 đĩa giò; 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
Mâm cỗ ngọt gồm:
1 đĩa chè kho; 1 đĩa hoa quả; 1 ấm trà sen
3 chén rượu; 1 quả bưởi; 1 quả cau; 1 lá trầu
Cùng với 1 trong 2 loại mâm cỗ trên, những thứ cần bày thêm trên bàn thờ ông Táo là 1 lọ hoa đào nhỏ; 1 lọ hoa cúc; 1 tập giấy tiền, vàng mã.
Người dân quan niệm, mâm cỗ cúng luôn đầy ắp màu sắc với mong muốn một năm sung túc.
3.Văn khấn cúng ông Công ông táo
văn khấn ông công ông táo.jpg
4. Bốn điều cấm kị trong cúng ông công ông táo
4 điều cấm kỵ khi cúng ông công ông táo.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Trang Trip

Moderator
Người Việt quan niệm, ông Công ông Táo là vị thần bảo hộ gia đình. Mỗi năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo sẽ lên Thiên đình để báo cáo về chuyện của nhân gian trong 1 năm qua. Vì vậy, vào ngày này, mỗi gia đình đều phải chuẩn bị kỹ lưỡng hương hoa, phẩm vật, mâm cỗ để cúng tiễn ông Công ông Táo.

1️⃣ Cúng ông Công ông Táo trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp
Tết ông Công ông Táo năm nay rơi vào thứ Bảy ngày 17/1/2023. Một số gia đình có thể cúng sớm hơn vài ngày, thậm chí là 5-7 ngày với ngụ ý là mình sẽ báo cáo mọi việc với ông Táo, còn việc ông Táo lên chầu Trời sẽ đúng ngày 23.

Tuy nhiên, khi cúng ông Công ông Táo người ta thương tránh cúng sau 12 giờ trưa, bởi theo quan niệm dân gian, từ 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các Táo đã bay về trời. Vì vậy trong ngày 23 các bạn nên sắp xếp thời gian để cúng trong buổi sáng.

2️⃣ Thực hiện lễ cúng ở nơi trang nghiêm, sạch sẽ
Cúng ông Công ông Táo thể hiện tập tục, tín ngưỡng lâu đời và nên tuân theo tập tục của từng vùng, từng địa phương. Ví dụ như ở miền Bắc, người dân ít khi đặt bàn thờ ở trong bếp, còn ở miền Nam thì nhiều gia đình đều có bố trí một bát hương, bàn thờ ở bếp.

Trên thực tế, không có tài liệu nào quy định rõ ràng về việc vị trí đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu bởi còn khá nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này. Tuy nhiên, theo quan niệm của đa số người Việt Nam, cúng bái luôn yêu cầu sự trang nghiêm nên lễ cúng ông Công ông Táo cũng nên được thực hiện ở nơi trang trọng, sạch sẽ. Một số gia đình có bàn thờ ông Táo riêng, điều này sẽ giúp lễ cúng trang nghiêm hơn. Nhưng nói chung dù thực hiện lễ cúng này ở trong bếp hay ở bàn thờ riêng, hay bàn thờ thần linh thì gia chủ cũng cần thể hiện sự thành tâm của mình.

3️⃣ Chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo
Lễ vật cúng ông Công ông Táo bao gồm có lễ mặn và lễ chay.

Lễ mặn gồm có 1 mâm cơm canh. Lễ này tùy vào điều kiện, hoàn cảnh gia đình có thể làm thật thịnh soạn hoặc có thể đơn giản, bình thường. Tuy nhiên, tuyệt đối không dâng cúng Táo quân các món như thịt chó, thịt trâu, cá mè, vịt, ngan…

Lễ chay gồm có: bánh trái, hoa quả, bộ mũ ông Công ông Táo. Theo truyền thống là có 2 ông 1 bà (mũ ông có cánh chuồn còn mũ bà không có cánh chuồn) và 3 con cá chép.

Việc giữ gìn tập tục là điều cần thiết, tuy nhiên, nếu điều kiện, hoàn cảnh không cho phép gia chủ có thể đơn giản bằng các lễ vật như hương, hoa, đăng, trà, quả, bộ mũ ông Công ông Táo và có thể mua cá bằng giấy hoặc cá thật. Việc cúng bái dù thịnh soạn hay đơn giản thì quan trọng nhất vẫn là tâm thành.

4️⃣ Không cầu xin tài lộc khi cúng ông Táo
Làm lễ cúng ông Công ông Táo mà cầu xin tài lộc, công danh, tình duyên là không phù hợp, không nên phát tâm cầu khấn những điều này.

5️⃣ Lau dọn bàn thờ dịp cuối năm
Theo quan niệm truyền thống, nơi thờ tự là chốn tôn nghiêm, linh thiêng, hàng ngày các vị thần vẫn còn ngự ở trên đó, nên gia chủ thường ít động vào. Ngày 23, ông Công ông Táo lên Thiên đình thì nhân việc ông đi vắng người ta tranh thủ dọn dẹp lại bàn thờ, tỉa chân nhang, lau chùi thật cẩn thận để chuẩn bị đón năm mới.

Việc dọn dẹp nơi thờ tự nên tiến hành sau lễ cúng ngày 23 tháng Chạp. Các thủ tục bao gồm rút bớt chân nhang lau chùi ban thờ, các vật dụng thờ tự. Tất cả các việc làm này không có gì phức tạp, mọi người chỉ cần cố gắng làm một cách cẩn thận, tránh đổ vỡ là được.

Mâm cao cỗ đầy không bằng thành kính chân Tâm. Hãy chuẩn bị lễ cúng bằng một lòng thành để đem lại những may mắn cho gia đình mình bạn nhé!

Nguồn : Sưu tầm
 

Trang Trip

Moderator
Sự tích Táo quân hay sự tích ông Công ông Táo là câu chuyện cảm động về tình nghĩa vợ chồng và có nguồn gốc từ ba vị thần là Thổ Địa, Thổ Công và Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc thời xưa nhưng được dân gian Việt hóa trở thành huyền tích "hai ông một bà" - vị thần Nhà, vị thần Đất, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.
sự tích ông công ông táo.jpg
Chuyện kể lại rằng:
Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo lấy nhau đã lâu nhưng không có con. Trọng Cao có vợ là Thị Nhi, cả hai ăn ở với nhau mà lâu có con nên sinh ra buồn phiền, hay cãi nhau.

Một hôm, Trọng Cao tức giận đã ra tay đánh vợ. Thị Nhi buồn bực bỏ nhà ra đi sau đó gặp và phải lòng Phạm Lang. Cả hai nên duyên vợ chồng. Khi Trọng Cao nguôi giận vợ, anh chàng lại nghĩ mình là người có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc mang theo tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

Khi Trọng Cao ăn xin ghé tới nhà Thị Nhi, cả hai nhận ra nhau. Thị Nhi đã rước Trọng Cao vào nhà rồi ngồi kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao thì khó giải thích nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Đúng lúc đó, Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm lấy tro bón ruộng.

Lúc này, Trọng Cao vì sợ không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của chính mình nên đã nhào vào đống rơm để chết theo.

Gặp phải tình cảnh bất ngờ này, Phạm Lang không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Cả ba linh hồn của các vị này được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy cả ba đều là người có nghĩa, có tình nên sắc phong làm Táo quân, gọi chung là Định Phúc Táo quân, nhưng mỗi người lại trông giữ một việc:

Trọng Cao làm Thổ Địa, phụ trách trông coi việc nhà cửa được phong danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần

Phạm Lang làm Thổ Công, sẽ trông coi việc bếp với danh hiệu là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

Thị Nhi làm Thổ Kỳ, phụ trách trông coi việc chợ búa. được phong danh hiệu là Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Từ đó, cả ba vị thần Táo được coi là ba vị thần định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này sẽ do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bài vị thờ vua Bếp thường sẽ được ghi vắn tắt là "Định Phúc Táo quân" nghĩa là thần định mọi hạnh phúc.

Đó là lý do vì sao mỗi năm, cứ đến Tết ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp, ba vị thần Táo sẽ lên trời báo cáo Ngọc Hoàng Thượng đế về những điều tai mắt ở trần gian, về những việc làm tốt xấu của các thành viên trong gia đình trong một năm một cách trung thực, khách quan nhất.
 

Bài mới nhất trong hồ sơ

Mùa cam, bưởi Lục Ngạn 2023 đến rồi :)
Đến mùa mật ong hoa vải nữa rồi
Chúc mừng năm mới 2023.chúc nhà nhà đón Tết bình an hạnh phúc
Việt Nam vô địch AFF CUP 2022
Tấm vé chung kết gọi tên những Chiến binh Sao vàng trong ngày toả sáng của Tiến Linh!
Xin được chúc mừng thầy trò HLV Park Hang-seo!
Bên trên