• Chào mừng bạn đến với diễn đàn Lục Ngạn ngày nay
    Bạn có thể tạo các chủ đề hữu ích và thảo luận tự do (văn minh, lịch sự)

Sốt ở trẻ là gì? mẹ cần làm gì khi con bị sốt

Trang Trip

Moderator
Trong hành trình lớn lên của mỗi một đứa trẻ sốt là một hiện tượng hết sức bình thường. Vậy sốt và trẻ là gì mẹ cần làm gì con sốt. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên
bé sốt.hạ sốt.sốt là gì .jpg

sốt ở trẻ là gì?Mùa đông đến, mưa rét kéo dài là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút sinh sôi và phát triển mạnh. Đặc biệt với cơ thể mỏng manh của bé, khi mà hệ miễn dịch chưa được xây dựng một cách vững chắc thì cái lớp màng bảo vệ này dễ bị khoan thủng.

Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Nhiệt độ bình thường trong cơ thể trẻ em khoảng 36.5-37.5 độ C. Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể bé tăng lên trên 38 độ C. Sốt không phải là một bệnh xuất hiện đơn lẻ mà là một phần phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn.

Khi trẻ bị sốt ta phải xử lý thế nào?
kinh nghiệm khi con bị sốt.jpg
Đầu tiên phải kiểm tra thân nhiệt của trẻ. Bạn có thể kiểm tra bằng cách sờ tay trực tiếp lên trán bé, tuy nhiên cách này chỉ mang tính chất ước lượng tương đối. Bạn nên sử dụng nhiệt kế chuyên dụng để có kết quả chính xác nhất và có hướng giải quyết kịp thời trong các trường hợp:
-Trường hợp trẻ sốt dưới 38,5 độ C:
Mức nhiệt này trẻ được xác định là sốt nhẹ và trường hợp này chưa cần dùng tới thuốc hạ sốt, mà chỉ cần dùng các biện pháp vật lý. Dùng khăn hạ sốt lau cho trẻ ở các vùng như trán, nách, cổ, bẹn cứ cách khoảng 15 phút lau lại một lần tới khi trẻ hết sốt, nới lỏng quần áo, mặc đồ thoáng mát cho trẻ. Sử dụng nhiệt kế thường xuyên để theo dõi sức khỏe.

-Trường hợp trẻ sốt trên 38,5 độ C:
Từ mức nhiệt độ 38,5 độ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt và kết hợp với các phương pháp vật lý giúp trẻ hạ sốt như ở trường hợp sốt nhẹ. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc hạ sốt quảng cáo có thể sử dụng phù hợp cho trẻ em. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của bác sỹ nên sử dụng siro hạ sốt dolipran có chứa dược chất Paracetamol là an toàn nhất và dễ uống nhất cho trẻ.

-Trường hợp trẻ sốt trên 39 độ C:
Sốt ở mức nhiệt độ này có thể dẫn đến co giật do sốt cao. Với trường hợp này bố mẹ sau khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt, mặc quần áo thoáng mát nên cho trẻ tới viện để được xử lý kịp thời, nếu trẻ xuất hiện co giật dùng một khăn mềm vào miệng cho trẻ đề phòng trẻ cắn vào lưỡi và phải nhanh chóng hạ sốt, cởi bớt quần áo cho trẻ.

Cách phòng ngừa sốt ở trẻ như thế nào?

Phòng chống sốt và các căn bệnh gây ra sốt phụ thuộc rất lớn vào việc vệ sinh cá nhân của từng người trong gia đình. Hãy ngăn ngừa sự lây lan của virus và vi khuẩn bằng cách:
– Rửa sạch tay bằng nước với xà phòng
– Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho
– Rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến
– Tiêm phòng đúng lịch
– Chế độ ăn uống lành mạnh nhiều trái cây và rau quả
– Ngủ đủ giấc

Hy vọng những chia sẻ của bài viết sẽ giúp ích cho các mẹ bỉm sữa trong quá trình nuôi dạy con. Chúc các mẹ có những em bé khỏe mạnh đáng yêu.

Sưu Tầm tổng hợp
 

Trang Trip

Moderator
PHÂN BIỆT 5 LOẠI SỐT Ở TRẺ

Sốt ở trẻ em được xem là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại sự tấn công của một loại virus hay vi khuẩn nào đó. Khi phát hiện có sự xâm nhập của các tác nhân gây hại, hệ miễn dịch của trẻ sẽ được kích hoạt, nhiệt độ cơ thể được giải phóng, gây ra hiện tượng sốt. Với mỗi loại sốt khác nhau, ba mẹ cũng cần phải có những cách xử trí khác nhau.

1. Sốt cảm lạnh:

- Là biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp trên do virus gây ra. Trẻ rất dễ bị sốt cảm lạnh, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi.
- Triệu chứng: trẻ đau rát họng, hắt hơi, sổ mũi, sau đó là ho, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ và biếng ăn. Đồng thời nước mũi đặc quánh lại và có màu vàng hoặc xanh.

2. Sốt cảm cúm:

- Là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra. Bệnh cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của bệnh này sẽ nghiêm trọng hơn.

- Triệu chứng: khoảng hai ngày sau khi bị virus cúm xâm nhập, cơ thể trẻ bắt đầu có các triệu chứng như: những cơn sốt bắt đầu xuất hiện, có cảm giác ớn lạnh, đau nhức, chóng mặt, ăn không ngon, ho, đau họng, chảy nước mũi, buồn nôn, đau tai và có thể bị tiêu chảy.

3. Sốt siêu vi:

- Thời điểm giao mùa, hay nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột là lúc trẻ rất dễ nhiễm các loại virus gây sốt siêu vi, điển hình có thể kể đến như: Rhinovirus, Coronavirus, Adenovirus, Enterovirus hay virus cúm.
- Triệu chứng:
+ Mệt mỏi, đau nhức rồi tiến tới sốt
+ Nhiệt độ cơ thể trẻ có tăng lên đến 40°C, tần suất liên tục hoặc ngắt quãng.
+ Viêm đỏ hầu họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, đỏ mắt và có thể nổi cả ban ở da.
+ Sốt cao từng cơn, co giật, rơi vào trạng thái hôn mê, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

4. Sốt xuất huyết:
- Sốt xuất huyết là một trong các loại sốt ở trẻ em có tỉ lệ tử vong cao. Loại sốt này có biểu hiện và diễn biến hết sức phức tạp.
- Triệu chứng:
+ Ở giai đoạn đầu trẻ thường có những triệu chứng như sốt cao đột ngột, liên tục, trẻ quấy khóc hoặc than vãn mệt mỏi. Ba mẹ có thể quan sát thấy chấm xuất huyết dưới da, trẻ có thể bị chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

+ Sau đó khoảng 3-7 ngày, bệnh sẽ đến giai đoạn nghiêm trọng. Tình trạng sốt có thể thuyên giảm, tuy nhiên, trẻ bắt đầu bị thoát huyết tương, bụng bị chướng to. Đặc biệt, trẻ bị xuất huyết dưới da hoặc xuất hiện các mảng bầm tím, các nốt xuất huyết nằm rải rác hoặc tập trung ở cẳng chân, cánh tay, phần bụng, đùi và mạng sườn; xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu.

5. Sốt mọc răng:
- Khi răng sữa nhú lên, nhiệt độ cơ thể trẻ thường tăng nhẹ. Điều này là do tình trạng viêm nướu, trẻ sẽ có hiện tượng sưng tấy và đau nhức đến vài ngày.
- Từ 3-5 ngày trước khi răng sữa nhú ra khỏi nướu, trẻ sẽ có các triệu chứng như:
+ Trẻ bị chảy nước bọt nhiều hơn bình thường. Miệng hay chóp chép, nhai trong vô thức.
+ Trẻ thường đưa tay, vạt áo, hay bất cứ thứ gì vào miệng cắn.
+ Trẻ biếng bú, biếng ăn, hay quấy khóc, ít ngủ, luôn tỏ ra cau có, khó chịu.
+ Rối loạn tiêu hóa: trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc bị tiêu chảy.
+ Trẻ sụt cân

Có những loại sốt sẽ biểu hiện giống nhau nhưng cũng có những loại biểu hiện và triệu chứng khác nhau, do đó các mẹ nên lưu ý để có cách khắc phục phù hợp cho trẻ. Và cách tốt nhất là ngăn ngừa, giúp trẻ có một sức đề kháng tốt để trẻ không bị các loại virus, vi khuẩn tấn công, hoặc nếu có mắc thì tình trạng cũng nhẹ đi và trẻ sẽ nhanh chóng phục hồi.
 

Bài mới nhất trong hồ sơ

Mùa cam, bưởi Lục Ngạn 2023 đến rồi :)
Đến mùa mật ong hoa vải nữa rồi
Chúc mừng năm mới 2023.chúc nhà nhà đón Tết bình an hạnh phúc
Việt Nam vô địch AFF CUP 2022
Tấm vé chung kết gọi tên những Chiến binh Sao vàng trong ngày toả sáng của Tiến Linh!
Xin được chúc mừng thầy trò HLV Park Hang-seo!
Bên trên