• Chào mừng bạn đến với diễn đàn Lục Ngạn ngày nay
    Bạn có thể tạo các chủ đề hữu ích và thảo luận tự do (văn minh, lịch sự)

Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: "Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa... Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"

Hoàng Anh

Member
Đề số 2. Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
...
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"

----
Hướng dẫn:

A. Mở bài:“Có một bài ca không bao giờ quên, là lời đất nước tôi chẳng phút bình yên …”“Có một bài ca không bao giờ quên, là lời đất nước tôi chẳng phút bình yên …” Có một bài ca như thế. Và cũng có một bài thơ viết về những năm tháng “không bao giờ quên”, không phai mờ trong kí ức của nhiều thế hệ đã qua, hôm nay và mai sau. Đó là bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng. Bài thơ đã bộc lộ nỗi nhớ tha thiết về một đoạn quan, vùng đất. Đoạn thơ sau là những vần thơ hay nhất viết về đêm liên hoan văn nghệ ấm tình quân dân và sông nước TB.

B. Thân bài

1. Khái quát chung
- Giới thiệu đơn vị Tây Tiến, hoàn cảnh viết bài thơ
- Tóm tắt nội dung, nêu bố cục bài thơ, vị trí đoạn thơ.
- Nêu cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ
Mẫu: Tây Tiến là tên bài thơ đồng thời cũng là tên một đơn vị bộ đội được thành lập vào đầu năm 1947 do Quang Dũng làm tiểu đội trưởng. Đoàn binh Tây Tiến gồm phần đông là thanh niên, học sinh, sinh viên xuất thân từ đất Hà thành nên họ có tâm hồn lãng mạn, hào hoa. Sau khi bảo vệ biên giới phía Tây của Tổ quốc được 1 năm thì Tây Tiến giải thể. Cuối năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ về đơn vị cũ đã sáng tác bài thơ Tây Tiến.
Bài thơ gồm 4 đoạn, cảm xúc bao trùm là nỗi nhớ và 4 đoạn giống như những con sóng tình cảm nối tiếp nhau. Đoạn thơ trên thuộc đoạn 2, được nhà thơ viết với bút pháp lãng mạn.

2. Phân tích nội dung, nghệ thuật
a. Bốn câu thơ đầu: Nỗi nhớ về đêm liên hoan văn nghệ ấm tình quân dân:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
...
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
- Câu thơ đầu tiên tựa như một tiếng reo vui: “Doanh trại ...”.
+ Từ “doanh trại” cho độc giả biết đêm liên hoan văn nghệ được tổ chức tại doanh trại bộ đội. (Trong kháng chiến chống Pháp và sau này cả trong kháng chiến chống Mĩ, liên hoạn văn nghệ quân dân là một hoạt động sinh hoạt tinh thần không thể thiếu đối với nguời lính và trở thành kỉ niệm đẹp trong cuộc đời quân ngũ của họ. Hơn nữa, một trong những nhiệm vụ của binh đoàn TT là vận động nhân dân giác ngộ cách mạng, cho nên đêm liên hoan văn nghệ hiện lên sâu sắc trong nỗi nhớ da diết của nhà thơ).
+ “Hội đốc hoa”: Đây là lần thứ 2, lửa và “đuốc” được liên tưởng tới hoa. Nếu trong đêm sương ở Mường Lát, chiến sĩ Tây Tiến nhìn đuôc soi đường lung linh huyền ảo mà thấy như “hoa về trong đêm hơi” thì lần này, trong một đêm lửa trại giữa bản làng miền Tây, nghệ thuật ẩn dụ và cảm hứng lãng mạn đã khiến ánh lửa bập bùng nơi đóng quân trở thành đuốc hoa rực rỡ, gợi những liên tưởng thi vị, tình tứ. Niềm vui khiến đêm liên hoan giữa bộ đội và dân làng trở thành đêm hội tưng bừng.
(+ Đuốc hoa: cây đuốc (nến) đốt lên trong phòng cưới của đêm tân hôn. Thành ngữ dân gian: “Động phòng hoa chúc“, Trong Truyện Kiều của ND sau khi MGS mua Kiều với danh nghĩa về làm vợ và đêm đó: “Đuốc hoa để đó mặc nang nằm trơ“. Như vậy, ngọn đuốc tre, đuốc nứa của những chàng lính trẻ Tây Tiến đã trở thành đuốc hoa.
=> Hội đước hoa: đêm hội hạnh phúc.)
+ Từ “bừng” diễn tả sự chuyển trạng thái đột ngột từ không có biểu hiện gì trở thành có biểu hiện mạnh mẽ và rõ rệt (VD: ngọn lửa bừng cháy) => Đặt trong câu thơ, từ bừng diễn tả nột sự đổi tay khác biệt giữa trước và sau đêm liên hoan. Nếu trước đêm liên hoan văn nghệ là bóng tối và sự tĩnh lặng thì sau đó là ánh sáng, âm thanh và niềm vui náo nức của đêm hội đuốc hoa.
- Hình ảnh trung tâm của đêm hội đuốc hoa là thiếu nữ miền sơn cước “Kìa em xiêm áo tự bao giờ”.
+ Từ “kìa em” vừa gợi sự ngắm nghía vừa như một sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên khi những người lính nhìn thấy các cô gái miền Tây trong trang phục dân tộc lạ mắt. Đây là một cảm giác rất chân thực trong một dịp vui hiếm hoi sau bao ngày hành quân giữa rừng già với núi cao, vực thẳm.
+ Không chỉ thế, người lính Tây Tiến còn được chìm đắm trong “man điệu” núi rừng. “Man điệu” có thể hiểu là vũ điệu uyển chuyển của các cô sơ nữ khi tiếng khèn cất lên, cũng có thể hiểu là tiếng khèn say đắm, hoang sơ, bí ẩn, mê hoặc lòng người. Như vậy, thiếu nữ TB không chỉ đẹp bởi xiêm áo lộng lẫy mà còn duyên dáng, tình tứ, e ấp. Họ đã khiến cho tâm hồn người lính trẻ thăng hoa “Nhạc về ...”. Dường như mọi mệt mỏi đã bị đẩy lùi, thay vào đó là lòng yêu đời, yêu miền đất lạ. “
=> Nhận xét chung: Có thể nói, vẻ đẹp của con người, của văn hoá xứ lạ đã có sức cuốn hút say mê đối với tâm hồn những người lính Hà thành. Vì thế, những câu thơ trên từ cảnh cho đến người như nghiêng ngả, bốc men say. Say trong âm nhạc, ánh sáng, trong vẻ đẹp của con người ở mảnh đất miền Tây Tổ quốc.
=> Với những câu thơ nhiều vần bằng, đoạn thơ giống như một nốt nhạc êm ái, một chỗ dừng chân trong trong toàn bộ bài thơ Tây Tiến. Chính vì vậy, XD rất có lí khi cho rằng: đọc TT ta như có cảm tưởng như đang ngậm nhạc trong miệng.

b. Bốn câu sau: Hình ảnh sông nước và con người Tây Bắc thơ mộng, trữ tình:
"Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
- Bốn câu thơ gồm hai câu hỏi.
+ Đối tượng hỏi không được xác định cụ thể. “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy” có thể là người lính Tây Tiến, có thể là người dân Tây Bắc.
+ Nội dung câu hỏi là “Có thấy .. Có nhớ ...”. Hỏi về tâm trạng, cảm xúc.
+ Liện hệ: Trong thơ ca VN, hỏi nhiều khi chỉ là cái cớ để bày tỏ, để dãi bày, để đánh thức, làm sống dậy quá khứ, những kỉ niệm đã qua. Trong bài thơ "Việt Bắc", Tố Hữu cũng đã đặt ra rất nhiều câu hỏi để gợi nhắc kỉ niệm:
Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những may cùng mù
Mình về có nhớ chiên khu
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai
Nhưng nếu Tố Hữu gợi nhắc những kỉ niệm về cuộc sống kham khổ, về thiên nhiên khắc nghiệt nơi núi rừng thì Quang Dũng lại gợi nhớ kỉ niệm lãng mạn, thơ mộng về Châu Mộc trong một buổi chiều sương giăng mắc.
- Kỉ niệm chiều sương:
+ Buổi chiều vốn đã là khoảng thời gian thường gợi nỗi buồn, nỗi nhớ. Đặc biệt là đối với những người xa quê. Trong ca dao từng viết: “Chiều chiều ra đứng bờ ao/ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” (“Nước kia không khát khát khao duyên nàng”). Hay chính nhà thơ Huy Cận cũng viết bài “Tràng giang” trong một buổi chiều buồn khi đứng trước sông nước mênh mông. Thế nên câu thơ có chút buồn nhưng đó là nỗi buồn rất lãng mạn. Bởi trong câu thơ có thêm hình ảnh “sương” khói. Sương giăng mắc làm cho buổi chiều trên sông trở nên mờ ảo, bồng bềnh. Đây là hình ảnh rất đặc trưng của núi rừng TB.

+ Phép điệp cấu trức “có thấy ...Có nhớ ...” đã thể hiện nỗi nhớ nhung trăn trở hướng về cảnh và người miền Tây. Câu hỏi thứ nhất, hướng về hàng lau xám bên bờ sông hoang dại. Cụm từ “hồn lau” khiến rừng lau như có hồn, biết chia sẻ nỗi niềm với con người. Hơn nữa, hình ảnh hoa lau mọc hai bên bờ sông còn gợi một không gian hoang vu, vắng người. Câu thơ khiến tôi nhớ đến một chân lí trong thơ CLV “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Dường như, hàng lau hai bên bờ sông cũng có tâm hồn, cũng nhớ nhung người lính khi chia xa.

Câu hỏi thứ hai, dành cho con người: “Có nhớ dáng người trên độc mộc”. Độc mộc là một loại thuyền dài và hẹp, làm từ một thân cây gỗ to và khoét trũng. “Dáng người” có thể là người TB, có thể là người lính Tây Tiến. Dù hiểu theo cách nào thì con người cũng hiện lên khéo léo, tài hoa, dũng cảm trên sông nước.
Cụm từ “Hoa đong đưa”: nếu viết đung đưa thì đó chỉ là chuyển động đơn thuần nhưng tác giả lại viết "hoa đong đưa" thì ngoài chuyển động nó còn có thêm tâm trạng và có hồn. Hoa trở thành sinh thể sống động. Hoa cũng như người đang soi mình làm duyên, làm dáng trên gương nước chòng chành.

=> Bút pháp lãng mạn hào hoa, phép nhân hoá thần tình, cách dùng điệp từ khéo léo đã hoà quyện với nỗi nhớ chưa bao giờ nguôi ngoai trong sâu thẳm tâm trí nhà thơ. Tất cả tạo nên một đoạn thơ giống như một bức tranh thuỷ mặc mà nét vẽ đề mờ nhoè, thấp thoáng. Bức tranh ấy đã thể hiện đuợc đúng vẻ đẹp thơ mộng của sông nước Châu Mộc trong một buổi chiều sương giăng.

3. Đánh giá chung
- Nghệ thuật: kt cơ bản
- Ý nghĩa:
+ Tám câu thơ là minh chứng hùng hồn cho những nhận định: "thi trung hữu hoạ", "thi trung hữu nhạc".
+ Đoạn thơ tiêu biểu cho hồn thơ Quang Dũng lãng mạn, tài hoa, hồn hâu. Đọc những câu thơ trên ta thấy được tình yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của nhà thơ.
Mẫu: Tóm lại, đoạn thơ là nỗi nhớ của QD dành cho đêm liên hoan văn nghệ ấm tình quân dân và thiên nhiên, con người TB. Hình ảnh một buổi chiếu sương giăng huyền ảo, thơ mộng có lẽ sẽ còn mãi trong tâm trí người đọc. Cuối cùng, xin trích đoạn thơ sau của tác giả Giang Nam thay cho lời kết:
TT biên cương mờ lửa khói
Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và bài thơ ấy con người ấy
Vẫn sống muôn đời với núi sông
 

Bài mới nhất trong hồ sơ

Mùa cam, bưởi Lục Ngạn 2023 đến rồi :)
Đến mùa mật ong hoa vải nữa rồi
Chúc mừng năm mới 2023.chúc nhà nhà đón Tết bình an hạnh phúc
Việt Nam vô địch AFF CUP 2022
Tấm vé chung kết gọi tên những Chiến binh Sao vàng trong ngày toả sáng của Tiến Linh!
Xin được chúc mừng thầy trò HLV Park Hang-seo!
Bên trên