• Chào mừng bạn đến với diễn đàn Lục Ngạn ngày nay
    Bạn có thể tạo các chủ đề hữu ích và thảo luận tự do (văn minh, lịch sự)

Lục Ngạn vùng đất đầy tiềm năng phát triển du lịch

Lucnganfood.com

Lục Ngạn Food
Lục Ngạn là huyện miền núi phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, Trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Bắc Giang 40km, có tổng diện tích tự nhiên là 101.223,72 ha, với 29 đơn vị hành chính được chia thành 2 vùng rõ rệt : Vùng thấp gồm 16 xã và 1 thị trấn, vùng cao gồm 12 xã. Địa hình của Lục Ngạn đa dạng đan xen giữa đồi núi thấp và núi cao, nhiều hồ đập. Thiên nhiên đã ban tặng cho Lục Ngạn điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu mát, ôn hoà, thuận lợi để Lục Ngạn phát triển vùng cây ăn quả nổi tiếng trong và ngoài nước.
Mảnh đất Lục Ngạn giàu truyền thống lịch sử, văn hoá, là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc như: Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chí, Cao Lan, Dao, Hoa; nơi còn lưu giữ, bảo tồn nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể như chùa Am Vãi, đền Hả, hát Sloong hao, hát Sli, hát Then, hát Lượn. Đặc biệt, dân ca Sán Chí xã Kiên Lao, dân ca Cao Lan xã Đèo Gia, hát then của dân tộc Tày được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.FB_IMG_1671810870399.jpg
Hồ Cấm Sơn

Cùng với những giá trị đặc sắc về văn hoá, Lục Ngạn có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp như: hồ Cấm Sơn; hồ Khuôn Thần, xã Kiên Lao; hồ làng Thum, xã Quý Sơn; suối Cặm, xã Sa Lý; suối Đấy, suối Tà Cang, xã Phong Minh... Đây là những địa danh có nhiều tiềm năng, thế mạnh về du lịch trải nghiệm, sinh thái, nghỉ dưỡng. Đời sống của người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp, lâm nghiệp, một phần đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản; văn hoá ẩm thực của Nhân dân khu vực hồ Cấm Sơn cũng rất đặc sắc, đó là các món ăn được chế biến theo phong cách, hương vị riêng của người vùng cao như: Lợn quay, xôi trứng kiến, xôi ba màu, bánh vắt vai, thịt gà trống thiến, cá hồ Cấm Sơn... Đây là những yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút du khách khi lựa chọn du lịch sinh thái cộng đồng với mong muốn tìm đến những trải nghiệm thiên nhiên và văn hoá truyền thống để thư giãn, tạm xa nhịp sống xô bồ của phố phường


Lục Ngạn được biết đến là “vựa trái cây” lớn nhất miền Bắc, với diện tích trên 28.000 ha cây ăn quả các loại, trong đó nhiều loại trái cây đặc sản như: Vải thiều, nhãn, các loại cây có múi (cam ngọt, cam lòng vàng, bưởi ngọt, bưởi da xanh). Vải thiều Lục Ngạn ngon nức tiếng trong và ngoài nước, diện tích trồng vải hiện nay là trên 15.400 ha; các loại cây có múi hơn 6.700 ha; ngoài ra còn nhiều loại trái cây khác như táo, ổi, nhãn, thanh long... FB_IMG_1671675738607.jpg
Những năm qua, chính quyền và Nhân dân huyện Lục Ngạn đã tập trung thực hiện nhiều biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,từng bước xây dựng thương hiệu cho các loại trái cây của Lục Ngạn nhằm tạođầu ra ổn định. Chất lượng trái cây Lục Ngạn ngày càng cao, đậm vị, hình thức đẹp nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Với chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm sạch, trái vải thiều Lục Ngạn đã đăng ký bảo hộ thương hiệu tại 8 nước, xuất khẩu sang trên 30 nước, đặc biệt đã xuất khẩu sang những thị trường cao cấp như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc.Trong chu kỳ một năm, Lục Ngạn có 4 mùa hoa trái để thu hút khách du lịch; từ tháng 01 đến tháng 03 có các cánh đồng hoa mận, hoa đào, hoa cam, vải thiều, có vườn cam V2 và táo đang mùa thu hoạch; tháng 3 có hoa vải, hoa nhãn, có đặc sản trứng kiến, măng rừng, mùa mật ong; tháng 5, 6 có vải chín cùng nho, ổi; tháng 7, 8 có nhãn, thanh long; tháng 9 đến tháng 12 có cam, bưởi, táo, ổi, chuối... Nhân dân Lục Ngạn còn có kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc trái cây ra quả quanh năm như ổi, thanh long, bưởi da xanh, mít, chuối

Ngoài ra, Lục Ngạn có 03 làng nghề truyền thống được công nhận là:Làng nghề mỳ Chũ, xã Nam Dương; làng nghề rượu Kiên Thành, xã Kiên Thành; làng nghề cây cảnh thôn Bồng 1, xã Thanh Hải là những điều kiện thuận lợi để Lục Ngạn phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.

Căn cứ vào tiềm năng và các lợi thế nêu trên Lục Ngạn có đủ tiềm năng để thu hút khách tham quan, trải nghiệm du lịch sinh thái cộng đồng quanh năm, trải rộng các địa phương trong toàn huyện. Khu vực vùng núi cao tập trung tại các xã vùng lòng hồ Cấm Sơn, khu vực vùng thấp du lịch sinh thái cộng đồng vùng cây ăn quả. Mặc dù kết cấu hạ tầng, các bến bãi, các điểm đến và điểm dừng nghỉ tại hồ Cấm Sơn chưa được đầu tư, giao thông đi lại khó khăn, các dịch vụ chưa có, nhưng trong những năm qua Cấm Sơn đã thu hút rất đông lượng khách đến thăm quan, trải nghiệm.

Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch sẵn có của huyện, tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm gắn với từng nhiệm vụ cụ thể để phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện.

Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, UBND huyện xã xây dựng Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 16/8/2021 về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Lục Ngạn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Đề án số 706/ĐA-UBND ngày 30/8/2021 về phát triển du lịch sinh thái cộng đồng huyện Lục Ngạn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Huyện ủy, UBND huyện Lục Ngạn định hướng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 sẽ tập trung xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn, tập trung vào 02 nhóm sản phẩm: Du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí; du lịch văn hóa - tâm linh. Trong đó tập trung xây dựng và phát triển các không gian du lịch sinh thái - cộng đồng vùng cây ăn quả trọng điểm Lục Ngạn; không gian du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng - giải trí hồ Khuôn Thần, hồ Cấm Sơn; không gian du lịch văn hóa - tâm linh: Khu di tích đền Hả (xã Hồng Giang), Khu di tích chùa Am Vãi (xã Nam Dương) và các đình, chùa lân cận; không gian du lịch văn hóa làng cổ Bắc Hoa, xã Tân Sơn; liên kết không gian du lịch với các tỉnh, thành phố, huyện khác (Hà Nội - Thành phố Bắc Giang - Lục Ngạn, Lục Ngạn - Sơn Động - Bãi Cháy và ngược lại). Hoàn thành việc thu hút đầu tư xây dựng 02 khu du lịch là Khu đô thị, du lịch sinh thái, thể thao hồ Khuôn Thần và Khu du lịch văn hóa - tâm linh chùa Am Vãi.

Trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển du lịch, UBND huyện đặc biệt quan tâm công tác thu hút các nguồn lực đầu tư, ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển dịch vụ du lịch theo hướng có trọng tâm, đưa Lục Ngạn thành điểm du lịch gắn với vùng cây ăn quả trọng điểm của tỉnh Bắc Giang và vùng Đông Bắc. Chú trọng tập trung phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm, các sản phẩm du lịch đặc trưng đặc biệt là dự án khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái hồ Khuôn Thần, khu du lịch văn hóa chùa Am Vãi. UBND huyện chú trọng xây dựng các điểm du lịch cộng đồng vùng cây ăn quả trọng điểm chất lượng cao tập trung tại các xã vùng lòng hồ Cấm Sơn; các xã trọng điểm về cây ăn quả vùng thấp dọc trục Quốc lộ 31 (Tân Mộc, Quý Sơn, Mỹ An, Hồng Giang, Thanh Hải, Giáp Sơn, Phì Điền, Tân Quang, Trù Hựu, Phượng Sơn,…) và thị trấn Chũ; thu hút đầu tư xây dựng 2-3 khách sạn kết hợp với nhà hàng ăn uống đạt tiêu chuẩn 3 sao; các điểm du lịch đều bố trí đón tiếp khách, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về điểm du lịch.
UBND huyện đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 thu hút khoảng 1 triệu lượt khách; doanh thu từ du lịch, dịch vụ du lịch đạt khoảng 100 tỷ đồng; tạo việc làm cho từ 300 - 500 người trong lĩnh vực du lịch; 100% lao động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ du lịch được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản liên quan đến công tác quản lý, tuyên truyền, quảng bá, hoạt động du lịch. Đồng thời định hướng đến năm 2030, cơ bản hoàn thành việc đầu tư xây dựng 02 khu du lịch: Khu đô thị, du lịch sinh thái, thể thao hồ Khuôn Thần và Khu du lịch văn hóa - tâm linh chùa Am Vãi. Xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí phấn đấu có 7 điểm du lịch được tỉnh công nhận (hiện nay trên địa bàn huyện đã có 02 điểm du lịch được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận: Điểm du lịch làng văn hóa Đông Bắc; điểm du lịch Bầu Tiên); tiếp tục vận động người dân tham gia làm du lịch cộng đồng trên địa bàn các xã; phấn đấu thu hút 1,5 triệu lượt khách; tổng doanh thu từ du lịch, dịch vụ du lịch đạt khoảng 210 tỷ đồng; tạo việc làm cho từ 700 đến 1.000 người trong lĩnh vực du lịch.

Để thúc đẩy phát triển tiềm năng du lịch của huyện, trước mắt, UBND huyện xác định thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch du lịch trên cơ sở các sản phẩm du lịch thế mạnh của huyện như: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hồ Khuôn Thần, du lịch sinh thái hồ Cấm Sơn; du lịch văn hóa - tâm linh chùa Am Vãi và các di tích lịch sử văn hóa khác; du lịch trải nghiệm tại làng cổ Bắc Hoa (xã Tân Sơn), các làng nghề truyền thống (làng nghề sinh vật cảnh thôn Bồng 1 xã Thanh Hải, làng nấu rượu men lá xã Kiên Thành, làng nghề Thủ Dương làm mỳ Chũ); các khu vực cảnh quan đẹp tại các xã vùng cao (suối Cặm xã Sa Lý; suối Đấy, suối Tà Cang, hố Dùng xã Phong Minh; suối Cặm xã Sa Lý); du lịch cộng đồng vùng cây ăn quả tại các xã (Tân Sơn, Tân Mộc, Quý Sơn, Thanh Hải, Tân Quang, Hồng Giang, Giáp Sơn,..). Quan tâm hướng dẫn Nhân dân gìn giữ, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa truyền thống, các làn điệu dân ca, các món ăn đặc sản như xôi màu, thịt gà trống thiến, tôm cá hồ Cấm Sơn, thịt lợn quay, xôi trứng kiến, bánh vắt vai, bánh lá cỏ, kẹo khẩu sa,… những nét sinh hoạt văn hóa nghi lễ trong đám cưới và sinh hoạt cộng đồng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Bài mới nhất trong hồ sơ

Mùa cam, bưởi Lục Ngạn 2023 đến rồi :)
Đến mùa mật ong hoa vải nữa rồi
Chúc mừng năm mới 2023.chúc nhà nhà đón Tết bình an hạnh phúc
Việt Nam vô địch AFF CUP 2022
Tấm vé chung kết gọi tên những Chiến binh Sao vàng trong ngày toả sáng của Tiến Linh!
Xin được chúc mừng thầy trò HLV Park Hang-seo!
Bên trên