• Chào mừng bạn đến với diễn đàn Lục Ngạn ngày nay
    Bạn có thể tạo các chủ đề hữu ích và thảo luận tự do (văn minh, lịch sự)

Khám Phá vẻ đẹp của Hồ Cấm Sơn Lục Ngạn

Lucnganfood.com

Lục Ngạn Food
Lục Ngạn không chỉ nổi tiếng với quả vải thiều đỏ rực mà còn được mẹ thiên nhiên ưu đãi với nhiều phong cảnh đẹp nên thơ hữu tình. Một trong những địa điểm tuyệt vời bạn nên ghé thăm vui chơi khi đến với Lục Ngạn đó là hồ Cấm Sơn.
hồ cấm sơn -lục ngạn.jpg
Toàn cảnh Hồ Cấm Sơn
Hồ Cầm Sơn với chiều dài gần 30km, chỗ rộng nhất 7 km và chỗ hẹp nhất 200m, có diện tích khoảng 2.650 ha, thuộc địa phận của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Dung tích nước hồ khoảng 248 triệu mét khối, trong mùa mưa lũ, mực nước dâng cao, lúc này diện tích mặt hồ có thể lên tới 3.000 ha. Khí hậu quanh hồ Cầm Sơn ôn hòa, mát mẻ, hồ còn là nguồn cung cấp nước tưới chính cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hải Dương và Bắc Giang. Hồ được bao bọc bởi núi cao, hay nói cách khác bờ của hồ cũng chính là các ngọn núi điệp trùng và cây cao bóng cả.

Nằm ở độ cao khoảng 300m so với mực nước biển, hồ Cấm Sơn là công trình đại thủy nông lớn của cả nước và lớn nhất miền Bắc. Công trình trải rộng qua địa phận 4 xã gồm: Cấm Sơn, Tân Sơn, Hộ Đáp và Sơn Hải, có nhiệm vụ điều tiết, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp khu vực huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) và huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn); điều hòa nguồn nước khu vực đầu nguồn sông Thương; phân lũ, cắt lũ cho vùng hạ lưu ở các huyện thuộc tỉnh Bắc Giang. Hồ Cấm Sơn đã trở thành tài sản quý giá mang lại nguồn lợi lớn cho huyện Lục Ngạn.
ho-cam-son-luc-ngan-bac-giang.jpg
Điều đặc biệt ở hồ Cấm Sơn là bờ của hồ chính là những ngọn núi điệp trùng, bao bọc. Cư dân sống gần hồ là những bản làng người dân tộc Nùng, Tày và Kinh. Nhân dân vùng chung quanh hồ chủ yếu là dân tộc. Người dân ở đây đi lại chủ yếu bằng thuyền, và giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo tạo những cảnh quan sơn thủy hữu tình.
ho- cam- son-luc- ngan.jpg
Cấm Sơn chính là hồ thuỷ nông lớn nhất miền Bắc có dung tích 248 triệu m³ nước. Ngoài giá trị về mặt kinh tế, hồ còn rất nổi tiếng về mặt du lịch tham quan nghỉ dưỡng ở miền Bắc. Bao quanh hồ là những ngọn núi cao quanh năm xanh ngắt một màu, nhấp nhô, trùng điệp. Vẻ đẹp trời, mây, non, nước hòa quyện làm một khiến cảnh quan nơi đây vô cùng thơ mộng, quyến rũ, chẳng khác nào một vịnh Hạ Long thu nhỏ.Cấm Sơn chính là hồ thuỷ nông lớn nhất miền Bắc có dung tích 248 triệu m³ nước. Ngoài giá trị về mặt kinh tế, hồ còn rất nổi tiếng về mặt du lịch tham quan nghỉ dưỡng ở miền Bắc. Bao quanh hồ là những ngọn núi cao quanh năm xanh ngắt một màu, nhấp nhô, trùng điệp. Vẻ đẹp trời, mây, non, nước hòa quyện làm một khiến cảnh quan nơi đây vô cùng thơ mộng, quyến rũ, chẳng khác nào một vịnh Hạ Long thu nhỏ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Lucnganfood.com

Lục Ngạn Food
Hồ Cấm Sơn mùa nào đẹp nhất?

Mỗi mùa hồ mang một vẻ đẹp rất riêng rất quyến rũ mùa nào cũng thú vị, tuy nhiên để đến thăm quan nghỉ dưỡng tại đây rất nhiều du khách chọn đi vào mùa hè. Mùa hè là thời điểm hồ Cấm Sơn đẹp nhất. Vì mùa hè miền Bắc khá oi bức, mà cả không gian hồ vao thời điểm này là mát mẻ và bừng sức sống, một địa điểm tránh nóng nghỉ dưỡng tuyệt vời. Ngoài mùa hè, mùa thu cũng làm cho cảnh sắc hồ Cấm Sơn trở nên lãng mạn với từng đợt gió heo may lướt trên nước hồ gợn nhẹ, cây cối xung quanh đều chuyển sang màu ngả vàng.
dulich-khampha-hocamson.jpg

Du thuyền trên mặt hồ, hơi nước thanh khiết phảng phất khiến du khách có cảm giác thật sảng khoái. Nhiều người muốn dậy thật sớm hít thở trong bầu không khí của sông nước, núi rừng ấy và vui lây với sự hối hả của dân bản í ới gọi nhau đi chợ phiên.
khamphavedepcamson.jpg
 

Lucnganfood.com

Lục Ngạn Food
ca khúc nổi tiếng “Hồ trên núi” của cố nhạc sĩ Phó Đức Phương lấy cảm hứng sau một chuyến đi thực tế vào năm 1971 đến hồ Cấm Sơn (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang)".

Núi (hư) núi
Thuyền (hư) thuyền (hư)
Mây (hư) mây
Nước (hư) nước.

1. Thuyền ta ngược thuyền ta xuôi
Giữa dòng nước bạc nhịp chèo ta bơi
Ai đắp đập? Ai phá núi?
Cho hồ nước đầy là mặt gương soi.

Non xanh mà nước biếc ối a
Khoan nhặt mái chèo (hừ là)
Khoan nhặt mái chèo (ối a).

2. Nhìn bóng chiều in ngấn nước
Ta nhìn đất trời một dòng nghiêng soi
Nghe tiếng rừng nghe tiếng suối
Xôn xang mái chèo nhịp đời sinh sôi.

Thuyền về mà bến mới ôi a
Cá nặng lưới đầy (hừ là)
Cá nặng lưới đầy (ối a).
 

Đính kèm

  • hồ cấm sơn -lục ngạn.jpg
    hồ cấm sơn -lục ngạn.jpg
    364.6 KB · Xem: 1
Chỉnh sửa lần cuối:

Lucnganfood.com

Lục Ngạn Food
“Cấm Sơn có núi Ba Hòn, có đoàn du kích lên non diệt thù”
Năm 1947, thực dân Pháp tràn về khu vực Lạng Sơn và chiếm đóng núi Ba Hòn thuộc tổng Cấm Sơn, khi đó chưa có hồ nước như ngày nay, nơi đây được đánh giá có vị trí đắc địa, nếu tiến có thể nhanh chóng vượt qua đèo Quao sang Lạng Sơn, khi lui sẽ tạo thế phòng thủ “bất khả xâm phạm”. Trước tình thế đó, Đội du kích núi Ba Hòn được thành lập với hàng chục người tham gia, trong đó có chàng thanh niên Vi Trọng Thức chưa tròn 15 tuổi.

Đôi mắt nhìn thẳng về phía trước, cụ trầm ngâm: “Khi giặc kéo đến, chúng đã kích động, hậu thuẫn nhiều toán phỉ về quấy phá, cướp bóc dân làng. Nhiều gia đình đã phải rời bỏ nhà cửa, sơ tán khắp nơi. Đội du kích quyết tâm bám trụ, chống giặc đến cùng”.

Hằng ngày, đội có nhiệm vụ đi sâu vào khu vực chốt của địch, dùng súng bắn về doanh trại của chúng với mục đích kích động buộc chúng phải nhả vơi đạn. Mỗi lần quân ta bắn một, chúng đều đáp trả hàng trăm viên. Cứ như thế, đội du kích khiến chúng luôn sống trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, giúp quân chủ lực và bộ đội địa phương tấn công phía sau tiêu hao sinh lực địch.

Năm 1950, sau hơn 3 năm kháng chiến, quân Pháp đã bị đánh bật khỏi Cấm Sơn, người dân từ khắp nơi lại trở về sinh sống, xây dựng bản làng. Rút kinh nghiệm từ các trận đánh du kích, người dân đã trồng tre quanh làng, dựng nhà cạnh nhau để kịp thời tương trợ, ứng cứu khi có kẻ thù.

Từ những năm tháng kháng chiến cho tới thời bình, người dân các dân tộc Kinh, Tày, Nùng trên địa bàn luôn cùng nhau đoàn kết, bảo vệ, xây dựng quê hương.
 

Cafe Lục Ngạn

Cafe Zon - gần THPT Lục Ngạn 3
ca khúc nổi tiếng “Hồ trên núi” của cố nhạc sĩ Phó Đức Phương lấy cảm hứng sau một chuyến đi thực tế vào năm 1971 đến hồ Cấm Sơn (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang)".

Núi (hư) núi
Thuyền (hư) thuyền (hư)
Mây (hư) mây
Nước (hư) nước.

1. Thuyền ta ngược thuyền ta xuôi
Giữa dòng nước bạc nhịp chèo ta bơi
Ai đắp đập? Ai phá núi?
Cho hồ nước đầy là mặt gương soi.

Non xanh mà nước biếc ối a
Khoan nhặt mái chèo (hừ là)
Khoan nhặt mái chèo (ối a).

2. Nhìn bóng chiều in ngấn nước
Ta nhìn đất trời một dòng nghiêng soi
Nghe tiếng rừng nghe tiếng suối
Xôn xang mái chèo nhịp đời sinh sôi.

Thuyền về mà bến mới ôi a
Cá nặng lưới đầy (hừ là)
Cá nặng lưới đầy (ối a).
Thiệt luôn hả? Giờ mới biết đấy

Hahaha
 

Bài mới nhất trong hồ sơ

Mùa cam, bưởi Lục Ngạn 2023 đến rồi :)
Đến mùa mật ong hoa vải nữa rồi
Chúc mừng năm mới 2023.chúc nhà nhà đón Tết bình an hạnh phúc
Việt Nam vô địch AFF CUP 2022
Tấm vé chung kết gọi tên những Chiến binh Sao vàng trong ngày toả sáng của Tiến Linh!
Xin được chúc mừng thầy trò HLV Park Hang-seo!
Bên trên