• Chào mừng bạn đến với diễn đàn Lục Ngạn ngày nay
    Bạn có thể tạo các chủ đề hữu ích và thảo luận tự do (văn minh, lịch sự)

Di tích đền Khánh Vân huyện Lục Ngạn

lucngan

Member
Đền Khánh Vân nằm kề bờ sông Lục Nam, thuộc đồi Tân Dã, thôn Hà Thị nay là tổ dân phố Trần Hưng Đạo, thị trấn Chũ huyện Lục Ngạn. Từ Bắc Giang đi theo đường quốc lộ 31 qua huyện Lục Nam vào đất Lục Ngạn với khoảng cách gần 40km tới thị trấn Chũ (trung tâm huyện). Từ đây rẽ phải gần 500m là tới đền.

Di tích Đền - Chùa Khánh Vân.jpg
Di tích Đền (bến trái) và Chùa Khánh Vân, thị trấn Chũ

Đền Khánh Vân là tên chữ (Hán- Việt) được khắc trên mái đền hiện nay, đây là tên chính của đền. Còn tên đền Quan Quận là tên dân gian gọi theo nhân vật được thờ ở đền. Đền thờ Vi Hùng Thắng nguời Lục Ngạn một tướng thời Trần có công giúp Trần Triều chống giặc Nguyên – Mông ở thế kỷ 13. Vi Hùng Thắng là con cụ Phúc Tính và bà Từ Duyên của họ Vi ở làng vải Kim Sơn, huyện Lục Ngạn. Ông được sánh cùng Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão và các tướng khác. Sau được vinh phong tước quận công nên dân gọi là đền Quan Quận.

Đền Khánh Vân thuộc loại hình lưu niệm danh nhân để ghi công Vi Hùng Thắng nguời con ưu tú của Lục Ngạn đã có công giết giặc cứu nước. Đền Khánh Vân nguyên xưa không còn. Ngôi đền hiện nay mới được tu dựng lại trên nền đất cũ theo các cụ nơi đây chính là mảnh đất chôn cất ông, chính là mộ của ông. Đền được bố cục theo kiểu chữ đinh, chính giữu đền có tượng Vi Hùng Thắng ở tư thế ngồi. Ngoài ra, trong đền còn thờ các tướng cùng thời ông có công như Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão… Cạnh đền phía tay phải là chùa Khánh Vân.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

lucngan

Member
Nằm ven sông Lục Nam, thuộc thôn Hà Thị, thị trấn Chũ (Lục Ngạn, Bắc Giang), khu di tích chùa và đền Khánh Vân là địa chỉ tâm linh quan trọng của người dân trong vùng. Thế nhưng, ít ai nghĩ rằng hơn hai mươi năm về trước, nơi đây từng là một phế tích hương tàn, khói lạnh, cây cối um tùm. Để di tích to đẹp như hôm nay có phần đóng góp không nhỏ của bà Lê Thị Phúc- người gần 20 năm chắt nhặt từng đồng lẻ để tu bổ di tích.

Bà Phúc, người có công phục dựng đền Khánh Vân, Lục Ngạn.jpg
Bà Phúc, người góp công đầu phục dựng đền Khánh Vân​

Ở tuổi 80, bà Phúc vẫn nhanh nhẹn, tháo vát, ăn nói hoạt ngôn và rất cởi mở. Bà sinh ra và lớn lên ở Sơn Tây (Hà Nội), 18 tuổi tham gia thanh niên xung phong, đi tải đạn, đào hầm, làm đường tại chiến trường Điện Biên Phủ. Năm 1958, bà Phúc chuyển công tác về Cục Kiến thiết cơ bản (Bộ Công nghiệp) rồi theo chồng lên Lục Ngạn làm việc; năm 1968 làm Trưởng ban nữ công ngành Thương nghiệp tỉnh Hà Bắc sau đó là Phó Giám đốc Công ty Thương nghiệp Lục Ngạn, đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Lục Ngạn.

Nghỉ hưu (năm 1989), bà giao toàn bộ cơ sở sản xuất thuốc lá Cấm Sơn của gia đình cho người con trai tiếp quản để có thời gian tham gia các hoạt động từ thiện, giúp đỡ người nghèo và xây dựng khu đền thờ Khánh Vân”. Bà được bầu làm Hội trưởng Hội từ thiện Phật giáo thị trấn Chũ, hội có nhiệm vụ đi khuyên góp tiền, gạo giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, vận động, hóa giải những mâu thuẫn trong cộng đồng khu dân cư. Cùng đó, với mong muốn quê hương có một nơi tâm linh để nhân dân trong vùng tu tâm thờ phụng, bà Phúc đứng ra xin phép chính quyền dựng lại ngôi đền và chùa trên nền móng di tích cũ làm nơi thờ tự.

Bà cho biết: Đền Khánh Vân hay còn gọi là đền Quan Quận, được Bảo tàng tỉnh khảo sát, đánh giá và xác định là nơi thờ tướng quân Vi Hùng Thắng- một tướng lĩnh thời Trần có công đánh đuổi giặc ngoại xâm dẹp yên bờ cõi nhưng do thời gian, chiến tranh ngôi đền đã bị đổ nát và trở thành hoang phế. Thấy vậy năm 1993 tôi cùng một số người trong Hội Phật giáo của thị trấn đứng ra vận động, khuyên góp tiền của, công sức để phục dựng lại ngôi đền, sau đó là dựng chùa thờ Phật trên móng cũ. Cùng đó, bà Phúc đứng ra lo toan mọi thứ, từ việc sớm hôm chăm lo hương khói, trông coi đến việc hạch toán chi tiêu, thuê nhân công tu bổ di tích. Với phương châm “được đến đâu kiến thiết đến đó”, bà Phúc đã chắt nhặt từng đồng lẻ tiền công đức của nhân dân đồng thời chủ động đứng ra vận động được số vốn lớn từ nhiều nguồn khác nhau về cùng địa phương tôn tạo đền. Với việc làm ý nghĩa đó, suốt gần 20 năm qua, khu di tích chùa, đền Khánh Vân từ một phế tích nay đã trở thành công trình văn hóa, tín ngưỡng với nhiều hạng mục vững chắc như đền thờ, chùa, nhà mẫu, tháp, sân vườn…

Tháp Chuông, Chùa Khánh Vân.jpg
Tháp chuông, di tích Đền (bến trái) và Chùa Khánh Vân, thị trấn Chũ​

Năm 1995, chùa, đền Khánh Vân được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, trở thành một trong những địa chỉ tâm linh của nhiều người dân trong và ngoài vùng.

Nguồn: tổng hợp
 

Bài mới nhất trong hồ sơ

Mùa cam, bưởi Lục Ngạn 2023 đến rồi :)
Đến mùa mật ong hoa vải nữa rồi
Chúc mừng năm mới 2023.chúc nhà nhà đón Tết bình an hạnh phúc
Việt Nam vô địch AFF CUP 2022
Tấm vé chung kết gọi tên những Chiến binh Sao vàng trong ngày toả sáng của Tiến Linh!
Xin được chúc mừng thầy trò HLV Park Hang-seo!
Bên trên