• Chào mừng bạn đến với diễn đàn Lục Ngạn ngày nay
    Bạn có thể tạo các chủ đề hữu ích và thảo luận tự do (văn minh, lịch sự)

Chùa Am Vãi Lục Ngạn

Lucnganfood.com

Lục Ngạn Food
Chùa Am Vãi , tọa lạc ở núi Quan Âm thuộc xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn. Núi Quan Âm đối diện với núi Phật Sơn, xã Lục Sơn (Lục Nam). Núi chùa Am Vãi được sách Đại Nam Nhất Thống chí chép: “Núi Am Ni ở xã Nam Điện, phía Nam huyện Lục Ngạn, mạch núi từ Phật Sơn, Thù Sơn kéo đến. Phía trái có giếng nước trong không bao giờ cạn, cạnh núi có hai cái bồn bằng đá. Trên núi có nền chùa cũ”. Chùa này sách Lục Nam địa chí ghi: “Tục truyền là nơi tu hành của công chúa nhà Trần”. Khảo sát cho thấy cả khu chùa bao gồm các điểm: Khu bàn cờ tiên với dấu chân Phật lớn; khu Hang Tiền, Hang Gạo; khu chùa Am Vãi.
FB_IMG_1671783028677.jpg

Khu chùa Am Vãi ngày nay đã được tôn tạo khang trang, trong chùa bài trí hệ thống tượng Phật. Trước chùa có gác chuông treo quả chuông lớn đúc năm 2010. Bên trái sau chùa có các tháp đá cổ thời Trần. Trong một tháp có đặt bài vị, ghi khắc chữ Hán: “Trúc Lâm viên tịch ma ha bất thương Tỳ Khưu Như Liên thiền sư hóa thân Bồ Tát cẩn vị” (dịch là: Vị thiền sư là Ma ha bất thương Tỳ Khưu Như Liên hóa thân là Bồ Tát đã viên tịch về chốn Trúc Lâm). Rải rác trong khu chùa còn một số vật liệu của chùa cũ.

Chùa Am Vãi nằm cách xa khu dân cư và có độ cao 438m so với mực nước biển. Để lên được chùa, trước đây du khách có thể đi đường bộ hoặc đi đường sông. Nếu đi đường bộ, từ thị trấn Chũ - trung tâm huyện Lục Ngạn du khách xuống xe rồi theo đường mòn đầy đá, cỏ tranh xen lẫn cây bụi để lên núi từ xã Tân Mộc. Nếu theo đường thủy, du khách đi thuyền dọc theo nhánh của con sông Lục Nam đến bến Nam Dương và tiếp tục leo núi bằng lối mòn vào chùa.
Hiện nay, địa phương đã mở một con đường mới từ thị trấn Chũ đến xã Nam Dương, ô tô có thể lên được đến sân chùa. Hai bên đường là các vạt rừng keo xanh ngắt khiến phong cảnh ở đây rất nên thơ. Từ trên đỉnh núi nơi ngôi chùa tọa lạc, du khách có thể ngắm cảnh núi non hùng vĩ của dãy Yên Tử và trải dài tầm mắt ra những đồi vải bạt ngàn lúp xúp như những mâm xôi bao quanh, những cánh đồng phì nhiêu màu mỡ được dòng sông Lục Nam bồi đắp.
Không gian nơi chùa Am Vãi tọa lạc khá hoang sơ, yên bình. Sau khi vãn cảnh, dâng hương lễ Phật, du khách sẽ được nghe sư trụ trì kể về huyền thoại hang Tiền, hang Gạo, nơi in dấu chân Phật, bàn cờ tiên, hay câu chuyện cảm động về núi Hàm Rồng, giếng Cần.
Huyền thoại truyền rằng: Chùa Am Vãi nguyên sơ là một am nhỏ, có một vị sư trụ trì. Ở đây có hang Tiền, hang Gạo do mái đá núi tạo thành. Mỗi ngày hai hang chỉ chảy ra đủ tiền, đủ gạo cho vị sư chi dùng. Một ngày, nhà sư có khách đến thăm và ở lại dùng bữa. Vị sư trụ trì bèn khơi cho tiền, gạo chảy ra đủ dùng cho hai người. Từ buổi đó trở đi hang Tiền và hang Gạo cũng ngừng chảy. Sau này nhà sư rời đi, chùa trở nên hoang vắng.

Theo PGS.TS.Chu Văn Tuấn và TS. Nguyễn Thị Quế Hương (Viện Nghiên cứu tôn giáo) nêu trong bài viết "Giá trị Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử trong văn hóa vùng Tây Yên Tử" (tài liệu tại hội thảo Tổ chức Lễ hội Tây Yên Tử do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức tháng 12 năm 2016) thì chùa Am Vãi là một trong những ngôi chùa nằm trong hệ thống chùa tháp được xây dựng vào thời Lý-Trần. Đến thời nhà Lê, chùa Am Vãi vẫn tồn tại và còn được bảo tồn khá nguyên vẹn.

Sách Lục Nam địa chí viết về chùa Am Vãi: “Núi Am Ni ở phía Đông Bắc xã Nam Điện-cao hơn ngàn trượng, lên đỉnh núi nhìn được các đường núi ở bốn xung quanh thuộc Đông Triều và Lạng Giang. Có một giếng ở đỉnh núi, nước rất trong. Lại có chùa cổ, tương truyền là nơi công chúa nhà Trần xuất gia tu hành ở đó”.

Cho đến nay, không ai rõ hiện trạng chùa Am Vãi dưới thời Lý - Trần có quy mô, kiến trúc ra sao. Tuy vậy, chùa còn hai ngôi tháp tổ: Một ngôi đã đổ nát chỉ còn chân móng; một tháp có tên trên mái đá ghi “Liên Hoa bảo tháp”, bên trong còn bài vị đã bị phong hóa theo thời gian nhưng còn đọc được và nhờ đó các nhà nghiên cứu xác định được vị sư tu hành ở đây thuộc Thiền phái Trúc Lâm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Lucnganfood.com

Lục Ngạn Food
Đỉnh núi chùa Am Vãi mùa Đông..
FB_IMG_1671783053697.jpg
Những cánh hoa đào hé nở trong ko khí lạnh có sắc nắng chói chang của mùa Đông miền Bắc. Du khách vãn cảnh chùa trong tiếng chuông gió leng keng thánh thót, tiếng gà rừng gáy râm ran.......ko gian thanh tịnh, thuần khiết của núi rừng hoàn toàn cách biệt các khu dân cư...
chùa Am Vãi là di tích lịch sử cấp Quốc gia, sang năm 2023 sẽ được đầu tư đẹp hơn, du khách đến Lục Ngạn sẽ đi Am Vãi và các miệt vườn trái cây trĩu qủa...
FB_IMG_1671783042613.jpg
Mùa Đông, mùa của hoa cỏ, .. khắp các triền đồi và đường lên chùa hoa lau, hoa cỏ nở trắng rừng, check in ảnh tuyệt đẹp....FB_IMG_1671783077130.jpg
 

Trang Trip

Moderator
Cảnh đẹp ở đây sơn thủy hữu tình và được đánh giá là một điểm linh tụ của trời đất. Chùa có cái thế lưng tựa núi, mặt ngoảnh nhìn ra thung lũng rộng mênh mông, nơi có con sông Lục Nam uốn mình như dải lụa. Chùa nằm cách xa khu dân cư, ẩn mình trong một khu rừng thưa. Để lên được Chùa, du khách có thể đi bằng đường núi từ xã Tân Mộc hay có thể đi bằng đường thủy dọc theo các nhánh của con sông Lục Nam đến bến Nam Dương và tiếp tục leo núi vào chùa. Và một con đường mới được mở mà ô tô có thể lên được đến sân chùa đó là đường từ xã Nam Dương. Theo đường này du khách đi chừng khoảng hơn 4 km trên sườn các dãy núi để đến chùa. Tuy đường lên chùa phải qua nhiều đèo dốc song bù lại phong cảnh ở đây rất nên thơ. Từ trên những đỉnh núi du khách có thể thả hồn ngắm cảnh núi non hùng vĩ của dãy Yên Tử và trải dài tầm mắt ngắm nhìn phía thung lũng, xa xa là những ngôi nhà thấp thoáng trong các đồi vải bạt ngàn, những cách đồng phì nhiêu được dòng sông Lục Nam bồi đắp...

Tương truyền Chùa Am Vãi được xây dựng từ thời Lý và nằm trong hệ thống các chùa tháp được phát triển ở thời Trần dọc theo sườn Đông dãy Yên Tử khi đạo phật ở vào giai đoạn cực thịnh. Truyền thuyết kể lại rằng: Chùa Am Vãi vốn là một cái am nhỏ, có một vị sư trụ trì. Ở đây có một hang tiền và một hang gạo, mỗi ngày hai hang này chỉ chảy ra một lượng tiền và gạo đủ cho vị sư này dùng mà không bao giờ chảy hơn. Đến một ngày vị sư có khách liền khơi cho hang tiền và gạo chảy ra đủ hai người dùng. Từ đó tiền và gạo ở hai hang này không bao giờ chảy ra nữa…Nơi đây cũng từng là chốn tu thiền nhập định của công chúa nhà Trần. Tương truyền lúc bấy giờ chùa được xây dựng quy mô lớn. Bố cục mặt bằng vào thời Lê theo lối nội công, ngoại quốc gồm các tòa như tiền đường, tam bảo, hành lang, nhà tổ, nhà tăng… Song ngôi chùa này đã bị đổ nát, dấu tích của chùa còn lại đến ngày nay là hai ngôi tháp cổ bên trong có bài vị của một nhà sư thuộc thiền phái Trúc Lâm được tấn phong Tỳ Kheo Như Liên hóa thân vào hàng bồ tát đã nhập cõi niết bàn. Xung quanh chùa hiện vẫn còn lưu lại dấu tích của hang tiền, hang gạo, giếng tiên và dấu hai bàn chân tiên trên hai tảng đá( một ở sân chùa và một ở trên đỉnh núi gần chùa)Theo truyền tích, xa xưa có 2 nàng tiên giáng trần xuống dãy núi chùa Am Vãi đánh cờ. Cảnh vật quyến rũ đã khiến 2 nàng ngỡ đang ở trên trời mà quên không về nhà. Ngọc Hoàng tức giận sai Thiên lôi giội sấm sét phá bàn cờ vỡ làm đôi. Trong lúc hoảng hốt bay về trời, nàng tiên đạp mạnh vào phiến đá, tạo thành dấu tích ngày nay.

Đến những năm 90 của thế kỷ 20 chùa được nhân dân và chính quyền địa phương phục dựng lại một tòa tam bảo trên nền đất cũ. Hội chùa cũng được người dân trong vùng mở lại vào ngày 23 tháng 3 âm lịch hằng năm và thu hút được đông đảo khách thập phương về dự. Đến chùa Am Vãi du khách không chỉ thoả lòng thành tâm hướng phật, được thưởng ngoạn cảnh đẹp núi non hùng vĩ, bản làng thơ mộng…thưởng thức dòng nước ngọt ngào tuôn ra quanh năm từ những khe núi, đắm mình trong thiên nhiên cây cỏ ở khu rừng thưa tĩnh lặng phía sau chùa, tạm lánh xa những sô bồ của cuộc sống hiện đại, thư thái tìm về cõi tâm linh…
 

Bài mới nhất trong hồ sơ

Mùa cam, bưởi Lục Ngạn 2023 đến rồi :)
Đến mùa mật ong hoa vải nữa rồi
Chúc mừng năm mới 2023.chúc nhà nhà đón Tết bình an hạnh phúc
Việt Nam vô địch AFF CUP 2022
Tấm vé chung kết gọi tên những Chiến binh Sao vàng trong ngày toả sáng của Tiến Linh!
Xin được chúc mừng thầy trò HLV Park Hang-seo!
Bên trên