Lucnganfood.com
Lục Ngạn Food
Chùa Am Vãi , tọa lạc ở núi Quan Âm thuộc xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn. Núi Quan Âm đối diện với núi Phật Sơn, xã Lục Sơn (Lục Nam). Núi chùa Am Vãi được sách Đại Nam Nhất Thống chí chép: “Núi Am Ni ở xã Nam Điện, phía Nam huyện Lục Ngạn, mạch núi từ Phật Sơn, Thù Sơn kéo đến. Phía trái có giếng nước trong không bao giờ cạn, cạnh núi có hai cái bồn bằng đá. Trên núi có nền chùa cũ”. Chùa này sách Lục Nam địa chí ghi: “Tục truyền là nơi tu hành của công chúa nhà Trần”. Khảo sát cho thấy cả khu chùa bao gồm các điểm: Khu bàn cờ tiên với dấu chân Phật lớn; khu Hang Tiền, Hang Gạo; khu chùa Am Vãi.

Khu chùa Am Vãi ngày nay đã được tôn tạo khang trang, trong chùa bài trí hệ thống tượng Phật. Trước chùa có gác chuông treo quả chuông lớn đúc năm 2010. Bên trái sau chùa có các tháp đá cổ thời Trần. Trong một tháp có đặt bài vị, ghi khắc chữ Hán: “Trúc Lâm viên tịch ma ha bất thương Tỳ Khưu Như Liên thiền sư hóa thân Bồ Tát cẩn vị” (dịch là: Vị thiền sư là Ma ha bất thương Tỳ Khưu Như Liên hóa thân là Bồ Tát đã viên tịch về chốn Trúc Lâm). Rải rác trong khu chùa còn một số vật liệu của chùa cũ.
Chùa Am Vãi nằm cách xa khu dân cư và có độ cao 438m so với mực nước biển. Để lên được chùa, trước đây du khách có thể đi đường bộ hoặc đi đường sông. Nếu đi đường bộ, từ thị trấn Chũ - trung tâm huyện Lục Ngạn du khách xuống xe rồi theo đường mòn đầy đá, cỏ tranh xen lẫn cây bụi để lên núi từ xã Tân Mộc. Nếu theo đường thủy, du khách đi thuyền dọc theo nhánh của con sông Lục Nam đến bến Nam Dương và tiếp tục leo núi bằng lối mòn vào chùa.
Hiện nay, địa phương đã mở một con đường mới từ thị trấn Chũ đến xã Nam Dương, ô tô có thể lên được đến sân chùa. Hai bên đường là các vạt rừng keo xanh ngắt khiến phong cảnh ở đây rất nên thơ. Từ trên đỉnh núi nơi ngôi chùa tọa lạc, du khách có thể ngắm cảnh núi non hùng vĩ của dãy Yên Tử và trải dài tầm mắt ra những đồi vải bạt ngàn lúp xúp như những mâm xôi bao quanh, những cánh đồng phì nhiêu màu mỡ được dòng sông Lục Nam bồi đắp.
Không gian nơi chùa Am Vãi tọa lạc khá hoang sơ, yên bình. Sau khi vãn cảnh, dâng hương lễ Phật, du khách sẽ được nghe sư trụ trì kể về huyền thoại hang Tiền, hang Gạo, nơi in dấu chân Phật, bàn cờ tiên, hay câu chuyện cảm động về núi Hàm Rồng, giếng Cần.
Huyền thoại truyền rằng: Chùa Am Vãi nguyên sơ là một am nhỏ, có một vị sư trụ trì. Ở đây có hang Tiền, hang Gạo do mái đá núi tạo thành. Mỗi ngày hai hang chỉ chảy ra đủ tiền, đủ gạo cho vị sư chi dùng. Một ngày, nhà sư có khách đến thăm và ở lại dùng bữa. Vị sư trụ trì bèn khơi cho tiền, gạo chảy ra đủ dùng cho hai người. Từ buổi đó trở đi hang Tiền và hang Gạo cũng ngừng chảy. Sau này nhà sư rời đi, chùa trở nên hoang vắng.
Theo PGS.TS.Chu Văn Tuấn và TS. Nguyễn Thị Quế Hương (Viện Nghiên cứu tôn giáo) nêu trong bài viết "Giá trị Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử trong văn hóa vùng Tây Yên Tử" (tài liệu tại hội thảo Tổ chức Lễ hội Tây Yên Tử do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức tháng 12 năm 2016) thì chùa Am Vãi là một trong những ngôi chùa nằm trong hệ thống chùa tháp được xây dựng vào thời Lý-Trần. Đến thời nhà Lê, chùa Am Vãi vẫn tồn tại và còn được bảo tồn khá nguyên vẹn.
Sách Lục Nam địa chí viết về chùa Am Vãi: “Núi Am Ni ở phía Đông Bắc xã Nam Điện-cao hơn ngàn trượng, lên đỉnh núi nhìn được các đường núi ở bốn xung quanh thuộc Đông Triều và Lạng Giang. Có một giếng ở đỉnh núi, nước rất trong. Lại có chùa cổ, tương truyền là nơi công chúa nhà Trần xuất gia tu hành ở đó”.
Cho đến nay, không ai rõ hiện trạng chùa Am Vãi dưới thời Lý - Trần có quy mô, kiến trúc ra sao. Tuy vậy, chùa còn hai ngôi tháp tổ: Một ngôi đã đổ nát chỉ còn chân móng; một tháp có tên trên mái đá ghi “Liên Hoa bảo tháp”, bên trong còn bài vị đã bị phong hóa theo thời gian nhưng còn đọc được và nhờ đó các nhà nghiên cứu xác định được vị sư tu hành ở đây thuộc Thiền phái Trúc Lâm.

Khu chùa Am Vãi ngày nay đã được tôn tạo khang trang, trong chùa bài trí hệ thống tượng Phật. Trước chùa có gác chuông treo quả chuông lớn đúc năm 2010. Bên trái sau chùa có các tháp đá cổ thời Trần. Trong một tháp có đặt bài vị, ghi khắc chữ Hán: “Trúc Lâm viên tịch ma ha bất thương Tỳ Khưu Như Liên thiền sư hóa thân Bồ Tát cẩn vị” (dịch là: Vị thiền sư là Ma ha bất thương Tỳ Khưu Như Liên hóa thân là Bồ Tát đã viên tịch về chốn Trúc Lâm). Rải rác trong khu chùa còn một số vật liệu của chùa cũ.
Chùa Am Vãi nằm cách xa khu dân cư và có độ cao 438m so với mực nước biển. Để lên được chùa, trước đây du khách có thể đi đường bộ hoặc đi đường sông. Nếu đi đường bộ, từ thị trấn Chũ - trung tâm huyện Lục Ngạn du khách xuống xe rồi theo đường mòn đầy đá, cỏ tranh xen lẫn cây bụi để lên núi từ xã Tân Mộc. Nếu theo đường thủy, du khách đi thuyền dọc theo nhánh của con sông Lục Nam đến bến Nam Dương và tiếp tục leo núi bằng lối mòn vào chùa.
Hiện nay, địa phương đã mở một con đường mới từ thị trấn Chũ đến xã Nam Dương, ô tô có thể lên được đến sân chùa. Hai bên đường là các vạt rừng keo xanh ngắt khiến phong cảnh ở đây rất nên thơ. Từ trên đỉnh núi nơi ngôi chùa tọa lạc, du khách có thể ngắm cảnh núi non hùng vĩ của dãy Yên Tử và trải dài tầm mắt ra những đồi vải bạt ngàn lúp xúp như những mâm xôi bao quanh, những cánh đồng phì nhiêu màu mỡ được dòng sông Lục Nam bồi đắp.
Không gian nơi chùa Am Vãi tọa lạc khá hoang sơ, yên bình. Sau khi vãn cảnh, dâng hương lễ Phật, du khách sẽ được nghe sư trụ trì kể về huyền thoại hang Tiền, hang Gạo, nơi in dấu chân Phật, bàn cờ tiên, hay câu chuyện cảm động về núi Hàm Rồng, giếng Cần.
Huyền thoại truyền rằng: Chùa Am Vãi nguyên sơ là một am nhỏ, có một vị sư trụ trì. Ở đây có hang Tiền, hang Gạo do mái đá núi tạo thành. Mỗi ngày hai hang chỉ chảy ra đủ tiền, đủ gạo cho vị sư chi dùng. Một ngày, nhà sư có khách đến thăm và ở lại dùng bữa. Vị sư trụ trì bèn khơi cho tiền, gạo chảy ra đủ dùng cho hai người. Từ buổi đó trở đi hang Tiền và hang Gạo cũng ngừng chảy. Sau này nhà sư rời đi, chùa trở nên hoang vắng.
Theo PGS.TS.Chu Văn Tuấn và TS. Nguyễn Thị Quế Hương (Viện Nghiên cứu tôn giáo) nêu trong bài viết "Giá trị Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử trong văn hóa vùng Tây Yên Tử" (tài liệu tại hội thảo Tổ chức Lễ hội Tây Yên Tử do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức tháng 12 năm 2016) thì chùa Am Vãi là một trong những ngôi chùa nằm trong hệ thống chùa tháp được xây dựng vào thời Lý-Trần. Đến thời nhà Lê, chùa Am Vãi vẫn tồn tại và còn được bảo tồn khá nguyên vẹn.
Sách Lục Nam địa chí viết về chùa Am Vãi: “Núi Am Ni ở phía Đông Bắc xã Nam Điện-cao hơn ngàn trượng, lên đỉnh núi nhìn được các đường núi ở bốn xung quanh thuộc Đông Triều và Lạng Giang. Có một giếng ở đỉnh núi, nước rất trong. Lại có chùa cổ, tương truyền là nơi công chúa nhà Trần xuất gia tu hành ở đó”.
Cho đến nay, không ai rõ hiện trạng chùa Am Vãi dưới thời Lý - Trần có quy mô, kiến trúc ra sao. Tuy vậy, chùa còn hai ngôi tháp tổ: Một ngôi đã đổ nát chỉ còn chân móng; một tháp có tên trên mái đá ghi “Liên Hoa bảo tháp”, bên trong còn bài vị đã bị phong hóa theo thời gian nhưng còn đọc được và nhờ đó các nhà nghiên cứu xác định được vị sư tu hành ở đây thuộc Thiền phái Trúc Lâm.
Chỉnh sửa lần cuối: